GIỚI THIỆU CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH BIỂN

NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG

CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH BIỂN

Mã số: 7580201_05

1. GIỚI THIỆU NGÀNH/ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO, THỜI GIAN ĐÀO TẠO, CẤP BẰNG

1.1. Giới thiệu ngành/chuyên ngành:

Chuyên ngành Kỹ thuật Công trình Biển thuộc Ngành Kỹ thuật Xây dựng đào kỹ sư xây dựng công trình biển chất lượng cao, có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng cần thiết để làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng công trình ven biển và công trình ngoài khơi. Người học sau khi tốt nghiệp có năng lực thực hiện, quản lý và lãnh đạo các quá trình hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, vận hành các loại công trình biển, có tư duy sáng tạo, có năng lực nghiên cứu và tiếp thu kiến thức mới. Cử nhân và kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật Công trình Biển là lực lượng đóng vai trò tiên phong trong ứng dụng, phát triển và làm chủ các công nghệ tiên tiến thuộc lĩnh vực kỹ thuật xây dựng công trình ven biển và ngoài khơi, đáp ứng nhu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

1.2. Thời gian đào tạo, trình độ đào tạo và cấp bằng:

       - Thời gian đào tạo 5 năm.

       - Người học sau khi tốt nghiệp được cấp bằng Kỹ sư ngành Kỹ thuật Xây dựng, chuyên ngành Kỹ thuật Công trình Biển.

2. KIẾN THỨC, KỸ NĂNG ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP

2.1. Kiến thức

Người tốt nghiệp chương trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật Công trình biển đạt được yêu cầu về các khối kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành đủ để hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các sản phẩm/hệ thống/quy trình/giải pháp kết cấu, thi công, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng và phá dỡ các công trình biển, công trình ngầm dưới biển, công trình ven biển.

2.2. Kỹ năng

Người tốt nghiệp chương trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật Công trình biển đạt được yêu cầu về các khối kỹ năng sau đây:

Kỹ năng nghề nghiệp: Bao gồm các kỹ năng khảo sát, lập luận, phân tích, đánh giá để xác định và đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp trong lĩnh vực kỹ thuật công trình biển;

Kỹ năng cá nhân: Bao gồm kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm, các kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ và văn bản, kỹ năng ứng dụng công nghệ tin học tiên tiến để phục vụ giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn;

3. CƠ HỘI HỌC BỔNG VÀ HỖ TRỢ HỌC TẬP

Trong quá trình học tập, tùy thuộc vào năng lực, phẩm chất và hoàn cảnh cá nhân, người học được:

  • Đảm bảo quyền lợi và được hỗ trợ theo chính sách chung của nhà nước thể hiện qua luật giáo dục đại học, các nghị định của Chính phủ và các thông tư của Bộ giáo dục và đào tạo;
  • Xét cấp học bổng khuyến khích học tập, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ học tập… theo quy chế chung của trường Đại học Xây dựng Hà Nội;
  • Ngoài ra, người học thuộc chuyên ngành Kỹ thuật Công trình Biển được hưởng thêm một số hỗ trợ, ưu đãi riêng như sau:
  • Thí sinh trúng tuyển, đạt kết quả tổng điểm 3 môn trên 21 điểm theo tổ hợp xét tuyển sẽ được thưởng từ 3 triệu đồng đến 6 triệu đồng;
  • Trong từng học kỳ, sinh viên đạt thành tích loại giỏi trở lên được cấp học bổng 5 triệu đồng/1 kỳ học;
  • Các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn sẽ được hỗ trợ học phí tùy theo tiêu chí và tình hình thực tế;
  • Các sinh viên có kết quả học tập yếu, kém sẽ được tham gia các lớp phụ đạo miễn phí và được tư vấn học tập trực tiếp bởi các thầy cô giáo nhiều kinh nghiệm;
  • Các sinh viên sẽ được tham dự miễn phí khóa học tiếng Anh chuyên ngành để nâng cao năng lực hội nhập quốc tế, cơ hội việc làm tại các công ty đa quốc gia và cơ hội du học sau khi tốt nghiệp;
  • Hàng năm các sinh viên sẽ được tham gia miễn phí các đợt tham quan và thực tập ngắn hạn tại các công trình, công ty tiêu biểu liên quan đến công trình biển. Các sinh viên năm cuối đủ điều kiện làm đồ án tốt nghiệp sẽ được giới thiệu vào làm đồ án và thử việc tại các doanh nghiệp uy tín trong ngành;
  • Người học sau khi tốt nghiệp sẽ được giới thiệu việc làm tại các doanh nghiệp uy tín trong ngành;

4. CƠ HỘI VIỆC LÀM

Sau khi tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật Công trình biển người tốt nghiệp có thể công tác tại các cơ quan tổ chức sau:

  • Các công ty tư vấn thiết kế, xây lắp; Các công ty khảo sát, bảo trì, sửa chữa và vận hành; Các công ty đầu tư, ban đầu tư, ban quản lý dự án, ban vận hành thuộc lĩnh vực công trình khai thác dầu khí, công trình khai thác năng lượng biển, công trình bảo vệ bờ và lấn biển, công trình dịch vụ kinh tế biển;
  • Các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, nghiên cứu viên, giảng viên tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu liên quan đến biển.

Người học tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật công trình Biển sẽ là nguồn nhân lực có chuyên môn vững vàng trong các lĩnh vực quản lý dự án, tư vấn thiết kế, mua sắm và xây lắp phục vụ xây dựng các trang trại điện gió biển theo Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: “Phát huy tối đa tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi (khoảng 600.000 MW) để sản xuất điện và năng lượng mới. Đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước đạt khoảng 6.000 MW; quy mô có thể tăng thêm trong trường hợp công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Định hướng đến năm 2050 đạt 70.000 - 91.500 MW”.

Người học tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật công trình Biển sẽ là một nguồn nhân lực chính tham gia trực tiếp vào các dự án trong lĩnh vực khai thác và chế biến dầu khí, đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: “Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò nhằm gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí tại các khu vực tiềm năng, nước sâu, xa bờ gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển; nâng cao hệ số thu hồi, tận thu các mỏ nhỏ, khối sót cận biên. Rà soát, có chiến lược chủ động và hiệu quả trong hợp tác về tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài. Phát triển công nghiệp khí; ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ khí tự nhiên hoá lỏng (LNG)”.

Người học tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật công trình Biển sẽ là một nguồn nhân lực quan trọng tham gia trực tiếp vào các dự án phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam theo chủ trương trong Quyết định số 1579/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: “Phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại…”.

Người học tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật công trình Biển sẽ là một nguồn nhân lực thường xuyên tham gia trực tiếp vào các dự án phát triển các ngành kinh tế ven biển, đặc biệt là du lịch và dịch vụ biển theo chủ trương của Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: “Chú trọng đầu tư hạ tầng du lịch; khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch sinh thái, thám hiểm khoa học, du lịch cộng đồng, các khu du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao tại các vùng ven biển; xây dựng, phát triển, đa dạng hoá các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch biển đẳng cấp quốc tế trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị di sản thiên nhiên, văn hoá, lịch sử đặc sắc của các vùng, miền, kết nối với các tuyến du lịch quốc tế để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của thế giới. Nghiên cứu thí điểm phát triển du lịch ra các đảo, vùng biển xa bờ”.

5. CƠ HỘI HỌC TẬP BẬC SAU ĐẠI HỌC

Người học được tạo mọi điều kiện và ưu đãi để tiếp tục học bậc thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Công trình Biển theo các quy định chung của Bộ giáo dục và đào tạo, và quy chế đào tạo của trường Đại học Xây dựng Hà Nội.

6. LIÊN HỆ

Khoa Xây dựng Công trình Biển và Dầu khí: Phòng 405 A1- Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Số 55 đường Giải Phóng – Q. Hai Bà Trưng – Hà Nội - Điện thoại: 024.386.935.75;   

Hotline: TS. Mai Hồng Quân – Trưởng Khoa, 0913510072

             Tổ tuyển sinh Khoa XD CTB & DK, 0947259708

Website: https://congtrinhbien.huce.edu.vn/

Email: congtrinhbien@huce.edu.vn

Facebook: https://www.facebook.com/Facoffshore/

 

 

 

           

 

 

 

 

 

 

           

 

 

 

 

 

Người học tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật công trình Biển sẽ là một nguồn nhân lực quan trọng tham gia trực tiếp vào các dự án phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam theo chủ trương trong Quyết định số 1579/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: “Phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại…”.

 

           

Người học tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật công trình Biển sẽ là một nguồn nhân lực thường xuyên tham gia trực tiếp vào các dự án phát triển các ngành kinh tế ven biển, đặc biệt là du lịch và dịch vụ biển theo chủ trương của Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: “Chú trọng đầu tư hạ tầng du lịch; khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch sinh thái, thám hiểm khoa học, du lịch cộng đồng, các khu du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao tại các vùng ven biển; xây dựng, phát triển, đa dạng hoá các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch biển đẳng cấp quốc tế trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị di sản thiên nhiên, văn hoá, lịch sử đặc sắc của các vùng, miền, kết nối với các tuyến du lịch quốc tế để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của thế giới. Nghiên cứu thí điểm phát triển du lịch ra các đảo, vùng biển xa bờ”.

           

           

 

 

5. Cơ hội học tập bậc sau đại học

Người học được tạo mọi điều kiện và ưu đãi để tiếp tục học bậc thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Công trình Biển theo các quy định chung của Bộ giáo dục và đào tạo, và quy chế đào tạo của trường Đại học Xây dựng Hà Nội.

6. Liên hệ

Khoa Xây dựng Công trình Biển và Dầu khí: Phòng 405 A1- Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Số 55 đường Giải Phóng – Q. Hai Bà Trưng – Hà Nội - Điện thoại: 024.386.935.75;   

Hotline: TS. Mai Hồng Quân – Trưởng Khoa, 0913510072

               Tổ tuyển sinh Khoa XD CTB & DK, 0947259708

Website: https://congtrinhbien.huce.edu.vn/

Email: congtrinhbien@huce.edu.vn

Facebook: https://www.facebook.com/Facoffshore/